pacman, rainbows, and roller s
Tiep truyen
Thời thơ ấu


Chương 10




Sáng sớm một ngày thứ bảy tôi vào vườn rau nhà mụ Pêtrôpna để bẫy chim sơn thước. Tôi rình rất lâu, nhưng những chú chim kiêu hãnh phô bộ ức đỏ, không chịu mắc bẫy. Dường như muốn lấy vẻ đẹp chọc tức tôi, chúng cứ diễu qua diễu lại nhởn nhơ trên lớp tuyết cứng lóng lánh như bạc; chúng đậu trên những cành cây phủ một lớp băng dày và đung đưa như những bông hoa thật làm tuyết rơi lả tả trông như những tia lửa màu xanh biếc. Cảnh đó đẹp đến nỗi tuy không bẫy được chim tôi cũng không thấy bực mình. Tôi vốn không ham săn bắn lắm, hay nói cho đúng hơn, tôi thích việc đi săn hơn là kết quả. Tôi thích quan sát đời sống của những con chim nhỏ và tôi hay nghĩ đến chúng. Thật thú vị khi ngồi một mình ở bên bờ cánh đồng phủ tuyết và nghe tiếng chim hót líu lo giữa cảnh tĩnh mịch trong suốt của một ngày băng giá, xa xa đâu đó vẳng lên tiếng nhạc của một cỗ xe tam mã chạy qua
-con chim sơn ca buồn bã của mùa đông nước Nga... Bị lạnh cóng và cảm thấy hai tai đã tê cứng, tôi thu dọn bẫy và lồng chim, leo qua hàng rào để trở lại vườn của ông tôi và đi về nhà. Cổng ra đường mở Thị trấn trên sông ska cách Nijni -Nôpgôrôt 200 cây số về phía tây nam. một bác mujich to lớn dắt ở trong sân ra ba con ngựa đã được thắng vào một cỗ xe trượt tuyết lớn có mui che kín; ba con ngựa thở ra những làn hơi dày đặc. Bác mujich vui vẻ huýt sáo... Tôi giật mình:
-Chở ai đến thế bác? Bác ta quay lại, đưa tay che mắt nhìn tôi rồi nhảy lên chỗ ngồi và nói:
-Giáo sĩ! ồ, chuyện ấy không liên quan gì đến tôi cả. Nếu là giáo sĩ thì chắc ông ta đến chỗ những người ở thuê.
-Nào, những chú gà con này!
-bác mujich hét, huýt sáo và giật dây cương, làm cho bầu không khí yên tĩnh trở nên tràn đầy vui vẻ. Ba con ngựa nhất tề lao về phía cánh đồng. Tôi nhìn theo chúng rồi khép cổng lại, nhưng khi tôi bước vào gian bếp vắng vẻ thì nghe thấy ở phòng bên cạnh vang lên giọng nói rất to của mẹ tôi. Tôi nghe rõ tiếng mẹ tôi nói:
-Bây giờ các người định làm gì? Định giết tôi hay sao? Không kịp cởi áo khoác ngoài, tôi ném lồng chim, chạy vào phòng ngoài và xô phải ông tôi. ông tôi nắm lấy vai tôi, nhìn vào mặt tôi bằng cặp mắt dữ tợn và vừa nuốt nước bọt vẻ khó nhọc vừa nói giọng khàn khàn:
-Mẹ mày về đấy, vào mà gặp mẹ mày! Nhưng khoan đã... ông tôi lay người tôi mạnh đến nỗi tôi loạng choạng suýt ngã, rồi đẩy tôi về phía cửa buồng:
-Đi, đi đi thôi... Tôi đụng đầu vào chiếc cửa bọc nỉ và vải sơn. Hai bàn tay tôi run lên vì lạnh và vì hồi hộp, mãi không tìm được quả đấm. Cuối cùng tôi khẽ mở cửa ra và dừng lại ở ngưỡng cửa, hai mắt hoa lên:
-Nó đây rồi!
-Mẹ tôi nói
-Trời ơi, nó lớn quá! Sao, không nhận ra mẹ à? ông bà cho nó ăn mặc gì mà lạ thế này, trời... Mà sao hai tai nó lại trắng thế kia! Mẹ lấy cho con xin ít mỡ ngỗng nhanh lên... Mẹ tôi đứng giữa phòng, cúi xuống và lột quần áo ở người tôi ra. Mẹ tôi xoay tôi như vần quả bóng. Thân hình to lớn của mẹ tôi mặc một chiếc áo dài màu đỏ, sờ vào ấm và mịn, rộng như áo tơi choàng của nông dân, có một hàng khuy lớn màu đen chạy suốt từ vai chéo xuống tận gấu. Tôi chưa bao giờ nom thấy chiếc áo dài nào như vậy cả. Tôi cảm thấy khuôn mặt mẹ tôi nhỏ hơn và trắng hơn xưa kia, hai con mắt to và có vẻ sâu hơn, tóc vàng óng hơn. Mẹ tôi vừa cởi quần áo cho tôi, vừa ném ra cửa. Cặp môi đỏ thẫm của mẹ tôi trề ra có vẻ dè bỉu, và vẫn bằng giọng nói như ra lệnh, mẹ tôi hỏi:
-Sao con cứ lặng thinh thế? Con có bằng lòng không? Khiếp, cái áo mới bẩn chứ...
Sau đó mẹ tôi lấy mỡ ngỗng sát vào tai cho tôi. Tôi đau quá, nhưng người mẹ tôi tỏa ra mùi thơm mát dịu khiến tôi cảm thấy bớt đau. Tôi áp chặt vào người mẹ tôi và nhìn vào mắt mẹ tôi, cảm động không nói gì được. Lẫn với tiếng nói của mẹ tôi, tôi nghe thấy giọng nói nhỏ và buồn của bà tôi:
-Nó nghịch lắm, không ai bảo được, ngay cả ông nó nó cũng không sợ... ôi, Varya, Varya...
-Đừng than phiền nữa mẹ ạ, rồi sẽ ổn cả thôi! Bên cạnh mẹ tôi, tất cả mọi vật xung quanh đều nhỏ bé, đáng thương và già cỗi. Tôi cũng cảm thấy tôi già như ông tôi. Siết chặt tôi trong hai đầu gối rắn chắc, mẹ tôi đưa bàn tay nặng nề, ấm áp vuốt tóc tôi và nói:
-Phải cắt tóc đi. Và nó cũng đến tuổi đi học rồi đấy. Con có muốn đi học không?
-Con đã học xong rồi.
-Phải học thêm một ít nữa. ồ, con khỏe quá! Rồi mẹ tôi cười đùa với tôi, tiếng cười êm dịu và ấm áp. ông tôi bước vào, vẻ mặt xám xịt, cau có, hai mắt đỏ ngầu. Mẹ tôi lấy tay đẩy tôi ra và hỏi to:
-Thế nào, bố? Con đi chứ? ông tôi dừng lại bên cửa sổ, lấy móng tay cạo lớp băng đóng trên cửa kính và im lặng rất lâu. Không khí xung quanh bỗng trở nên căng thẳng và tôi cảm thấy sờ sợ. Cũng như mọi khi, trong những phút căng thẳng như vậy, tôi cảm thấy như trên khắp người tôi có mọc thêm mắt và tai, ngực tôi căng lên một cách lạ lùng và tôi muốn hét lên.
-Lêcxây, đi ra ngoài kia!
-ông tôi nói giọng khàn khàn.
-Sao vậy?
-Mẹ tôi hỏi và lại ôm tôi vào người.
-Không đi đâu cả, Varya, tao cấm đấy... Mẹ tôi đứng dậy, lượn đi lượn lại trong phòng tựa như một đám mây hồng trong buổi hoàng hôn và dừng lại sau lưng ông tôi.
-Bố ơi, bố nghe con nói... ông tôi quay lại và rít lên:
-Im đi!
-Hừ, quát tôi là không được đâu,
-mẹ tôi nói khẽ. Bà tôi đang ngồi trên ghế đi-văng liền nhổm dậy, giơ ngón tay ra đe:
-Vacvara! ông tôi ngồi xuống ghế, nói lắp bắp:
-Đừng có láo, mày không coi tao ra gì phải không? Hử? Sao mày lại dám nói thế? Và bỗng ông tôi gào lên, giọng lạc hẳn đi:
-Mày đã làm nhục tao, Varika!...
-Ra ngoài kia!
-Bà tôi ra lệnh cho tôi.
Tôi xuống bếp, trong lòng nặng trĩu. Tôi leo lên nóc lò sưởi và lắng nghe rất lâu những tiếng nói ở bên kia vách; khi thì mọi người đều nói cùng một lúc, người nọ ngắt lời người kia; khi thì tất cả đều im lặng giống như bỗng dưng mọi người đều ngủ thiếp đi. Câu chuyện nói về đứa em mà mẹ tôi đã đẻ ra rồi đem gửi người nào đó. Nhưng tôi không hiểu được vì sao ông tôi cáu: có phải vì mẹ tôi đẻ mà không xin phép ông tôi không, hay vì mẹ tôi không đem em bé về cho ông tôi? Một lúc sau ông tôi bước vào bếp, đầu tóc rối bù, mặt mũi đỏ bừng, có vẻ mệt nhoài. Theo sau là bà tôi vừa đi vừa lấy vạt áo lau nước mắt ở hai má. ông tôi ngồi xuống ghế dài, hai tay chống lên ghế, lưng cúi lom khom, răng cắn lấy cặp môi xám run run. Bà tôi quỳ xuống trước mặt ông tôi, nói khẽ và tha thiết:
-ông ơi, xin ông hãy vì Chúa mà tha thứ cho nó! Ngựa có hay mấy đi nữa cũng có lúc dở chứng.
Những người quyền quí, giàu có mà chẳng có những chuyện như vậy sao? Đàn bà là thế đấy! Thôi, hãy tha thứ cho nó. ở đời chẳng có ai là không có tội lỗi cả... ông tôi ngả người vào tường, nhìn vào mặt bà tôi và càu nhàu. ông nhếch mép cười, miệng méo xệch, rồi nghẹn ngào nói:
-Phải rồi! Sao nữa? Bà thì ai mà bà chẳng tha thứ, bà sẵn lòng tha thứ tất. Chao ôi, lũ chúng bay... y... y thật là... ông tôi cúi xuống, nắm lấy hai vai bà tôi mà lắc, miệng thì thầm rất nhanh:
-Thế còn Chúa, Chúa có tha thứ không? Chúng ta sắp sửa xuống lỗ rồi mà còn bị Chúa trừng phạt đây. Gần trót đời rồi mà cũng chẳng được yên thân, chẳng được sung sướng! Bà hãy nhớ lấy lời tôi nói: rồi chúng ta sẽ chết như những đứa ăn mày cho mà xem, phải, sẽ chết như đồ ăn mày ấy! Bà tôi cầm lấy tay ông tôi, ngồi xuống bên cạnh và khẽ cất tiếng cười nhẹ nhàng, vô tư lự:
-Rõ khổ! Như đồ ăn mày thì đã sao? ông sợ à. ông cứ việc yên trí ngồi nhà, tôi sẽ đi ăn xin. ông không lo, người ta sẽ cho, chúng ta sẽ không đói đâu! Thôi, ông đừng nghĩ nữa! ông tôi bỗng cười khẽ và quay cổ lại, trông giống hệt như một con dê, ôm lấy cổ bà tôi, áp vào người bà, trông ông bé nhỏ, dúm dó. ông nức nở:
-ôi, ngốc quá, bà ngu ngốc một cách ngây thơ, dại dột, trên đời này tôi chỉ còn có mình bà thôi! Bà chẳng thương tiếc cái gì cả, bà chẳng hiểu gì hết! Bà hãy nhớ lại xem: chẳng phải là vì chúng nó mà chúng ta đã làm việc, mà tôi đã mắc tội hay sao?
Bây giờ chỉ mong sao chúng đền đáp lại cho chúng ta chút ít... Tôi cũng nghẹn ngào và không nén được nữa, tôi nhảy từ trên lò sưởi xuống, chạy lại chỗ ông bà tôi. Tôi khóc vì sung sướng, vì chưa bao giờ tôi thấy ông bà tôi nói với nhau những lời đẹp đẽ như vậy. Tôi khóc vì đau xót, vì tôi chia sẻ nỗi đau đớn của ông bà tôi, tôi cũng khóc vì mẹ tôi đã về. ông bà tôi để tôi cùng khóc, coi tôi như một người ngang hàng. Hai người ôm lấy tôi, siết chặt tôi trong tay, nước mắt giàn giụa. ông tôi áp mặt vào mặt tôi thì thầm vào tai:

mỗi lần click vào đường link này, bạn đã ủng hộ wap 0.0000001$. click vào để ủng hộ wap! Thank
Ten mien ngan gon:hoamaoga.tkThat de nho phai ko?




Danh gia
Có nên yêu không khi tình yêu đang le lói? Có nên nhớ không khi nỗi nhớ loé trong tim? Có nên tin không khi niềm tin đang trỗi dậy? Có nên ghét không khi yêu thương đang tràn trề?
>>>tiamo<<<
Đang đọc : 1 Hôm nay có: 1 bạn đọcLượt đọc: 10212bodem
© 2010-2011 Hoamaoga.mobie.in