XtGem Forum catalog

-ông đừng có nói nhảm, cứ nằm im! ông tôi im lặng một lúc, nhắm mắt, và chép chép cặp môi thâm sì. Rồi bỗng nhiên, như bị ai châm, ông tôi giật nảy mình, nói rõ điều đang nghĩ:
-Phải cưới vợ sớm cho thằng Iaska và Miska đi thôi. Có lẽ vợ con vào thì mới có thể ngăn chặn được chúng nó, phải không? Rồi ông tôi nhớ xem nhà ai trong thành phố có con gái có thể kén làm nàng dâu xứng đáng được. Bà tôi nín lặng uống hết tách nước trà này đến tách khác. Tôi ngồi bên cạnh cửa sổ, nhìn cảnh hoàng hôn đỏ rực trên thành phố, cửa kính của các ngôi nhà cũng ánh lên màu đỏ chói. ông tôi cấm tôi không được xuống sân, vườn dạo chơi vì tôi phạm lỗi gì đó không rõ. ở ngoài vườn, xung quanh những cây bạch dương, đàn bọ dừa bay vè vè; một người thợ đóng thùng đang làm việc ở sân nhà bên cạnh; gần đâu đấy có tiếng mài dao xoèn xoẹt. ở sau vườn, trong khe vực, lũ trẻ con nô đùa ầm ĩ, lẩn vào trong các bụi rậm. Cảnh chơi đùa ngoài trời lôi cuốn tôi, buổi chiều ảm đạm khiến tôi cảm thấy buồn man mác. Bỗng nhiên ông tôi lấy ở đâu ra một quyển sách mới, đập mạnh vào lòng bàn tay và gọi giật tôi:
-Này, thằng dân Permiăc kia, thằng lỏi con, lại đây! Ngồi xuống, thằng có gò má Kanmức này. Mày có thấy cái hình này không? Đây là chữ a. Nói đi: a, b, c! Đây là chữ gì?
-b.
-Đúng rồi! Còn đây?
-c.
-Bậy nào, a! Nhìn đây: d, đ, e. Đây là chữ gì?
-đ.
-Đúng rồi! Còn đây?
-e.
-Phải rồi! Thế chữ này?
-a. Bà tôi nói xen vào:
-ông nằm mà nghỉ, ông ạ...
-Bà im đi! Làm như thế này là phải lắm, không thì chỉ nghĩ ngợi miên man thôi. Học đi, Lêcxây! ông tôi lấy cánh tay nong nóng, nhơm nhớp ôm lấy cổ tôi và chỉ vào mặt chữ qua vai tôi, cuốn sách để dưới mũi tôi. Người ông tôi sặc sụa mùi dấm chua, mùi mồ hôi và mùi hành nướng. Tôi gần như ngạt thở, nhưng ông tôi hăng lên, thở khò khè và quát vào tai tôi:
-g, h! Tên chữ thì quen, nhưng ký hiệu không thích hợp với chúng: chữ ẽ giống như con sâu, chữ G giống bác Grigôri bị gù, chữ R giống bà tôi và tôi, còn ông tôi thì giống tất cả các chữ cái. ông tôi quần tôi với những chữ cái rất lâu, có lúc hỏi lần lượt, có lúc lại hỏi bất thần từng chữ một. ông tôi đã truyền cho tôi sự hăng say; tôi cũng toát mồ hôi và gào thật to, làm ông tôi cũng phải buồn cười. ông tôi ôm lấy ngực, ho sù sụ, vò quyển sách và thở khò khè:
-Bà nhìn nó rít lên như thế đấy! A, đồ Axtrakhan nóng tính, tại sao mày lại hét lên như vậy?
-Chính ông hét thì có...
Tôi vui vẻ nhìn ông bà tôi. Bà tôi chống khuỷu tay lên bàn, nắm tay tỳ vào má, nhìn chúng tôi và khẽ cười, nói:
-Thôi, hai ông cháu đừng có gào hết cả hơi nữa. ông tôi giải thích cho tôi một cách thân mật:
-ông nói to vì ông ốm, còn cháu, tại sao lại thét lên như vậy? Rồi ông tôi lắc lắc cái đầu ướt đẫm mồ hôi và nói với bà tôi;
-Mồ ma cái con Nataláa, nó nhầm tưởng thằng bé không có trí nhớ; Lạy Chúa, nó nhớ như ngựa ấy! Thằng mũi hếch, học tiếp đi chứ! Cuối cùng ông tôi đẩy đùa tôi khỏi giường.
-Thôi! Cháu giữ lấy quyển sách. Ngày mai nếu cháu đọc tất cả các chữ cái không có một lỗi nào thì ông sẽ thưởng cho cháu năm kôpêch. Tôi vừa giơ tay đỡ lấy quyển sách thì ông tôi lại kéo tôi về phía mình và nói giọng buồn buồn:
-Mẹ cháu bỏ rơi cháu ở trên đời này, cháu ơi... Bà tôi giật mình:
-ôi, tại sao ông lại nói như thế?
-Tôi không muốn nói, nhưng buồn quá buộc lòng phải nói... ôi, con bé tốt thế mà cũng lầm lạc... ông tôi đẩy mạnh tôi ra.
-Đi chơi đi! Không được ra ngoài phố, chỉ được ở trong vườn và trong sân thôi... Tôi đang muốn được ra ngoài vườn. Tôi vừa ra tới đồi thì bọn trẻ con ở khe vực bắt đầu lấy đá ném vào tôi, tôi ném lại chúng thật là thú vị.
-"Bưri" tới đấy!
-Bọn chúng nhìn thấy tôi liền reo lên và vội vàng trang bị lại.
-Cho nó một trận nhừ tử vào! Tôi không biết "bưri" là cái gì, và tên lóng đó không làm tôi tức giận. Tôi chỉ thấy thú vị là một mình chống chọi với cả lũ, thú vị khi nhìn thấy hòn đá của tôi ném trúng đích bắt buộc kẻ địch phải chạy trốn và ẩn nấp vào những bụi cây. Những trận đánh nhau ấy không có gì là ác ý và thường kết thúc hòa nhã. Tôi học khá dễ dàng. ông tôi càng chú ý đến tôi và ít nện tôi hơn trước, mặc dù, theo ý tôi, tôi đáng bị nện nhiều hơn trước vì càng lớn hơn và tinh ranh hơn, tôi càng hay phạm những điều ông tôi đã qui định và răn dạy. Thế mà ông tôi chỉ mắng và dọa đánh thôi. Tôi nghĩ bụng, có lẽ trước đây ông tôi bất công và có lần tôi đã ngỏ ý ấy với ông tôi. ông tôi lấy tay khẽ hất cằm tôi lên rồi nháy mắt và kéo dài giọng nói:
-Sa-ao? Rồi ông tôi cười gằn, nói tiếp:
-A, đồ dị giáo! Mày có thể tính được cần phải cho mày ăn bao nhiêu trận đòn nữa không? Ngoài tao ra thì có mà trời biết. Cút đi cho khuất mắt! Nhưng ông tôi lại nắm ngay lấy vai tôi và nhìn thẳng vào mặt tôi, hỏi:
-Mày giảo quáệt hay là thật thà, hả?
-Cháu không biết...
-Mày không biết à? Nếu thế thì tao bảo: mày phải giảo quáệt, như thế tốt hơn, còn thật thà thì chỉ là ngu ngốc, hiểu không? Giống cừu cũng thật thà. Nhớ lấy! Thôi, bây giờ đi chơi đi...
* * *
Chẳng bao lâu tôi đã đánh vần được tập Thánh thi. Thường thường tôi học vào sau bữa trà chiều, và mỗi lần tôi phải đọc một đoạn Thánh thi:
-ạ, u, n, g, sung, ạ, ư, ớ, n, g, sướng, sung sướng,
-tôi vừa đánh vần vừa chỉ vào trang sách và hỏi cho đỡ buồn:
-Người sung sướng có phải là cậu Iakôp không hở ông?
-Tao bợp cho mày một cái vào gáy bây giờ thì mày sẽ hiểu người sung sướng là ai!
-ông tôi vừa đáp vừa thở phì phì, vẻ tức giận. Nhưng tôi cảm thấy rằng ông chỉ tức giận theo thói quen và để giữ cái quá củ thôi. Tôi không nhầm: một lát sau ông đã quên tôi và càu nhàu:
-Phải, nó vui chơi ca hát thì như vua Đavit, nhưng làm thì lại như Abxalôn độc ác! Biết làm thánh ca, biết ghép chữ, biết làm trò khôi hài... ôi chao, lũ chúng bay... y... y thật là "múa đôi chân vui nhộn để nhảy nhót", nhưng liệu có nhảy được xa không? Liệu có nhảy được xa không, hả? Tôi ngừng đọc, lắng nghe và nhìn vào khuôn mặt nhăn nhó và lo âu của ông tôi. ông nheo mắt nhìn ra xa, không để ý tới tôi, cặp mắt đầy hăm hở và u buồn đó ánh lên một cảm giác ấm cúng, buồn rầu. Tôi hiểu rằng lúc này tính nghiêm khắc thường ngày đã biến mất. ông tôi dùng những ngón tay khẳng khiu gõ dõng dạc từng tiếng một trên bàn. Móng tay nhuộm của ông tôi sáng bóng, cặp lông mày màu vàng khẽ rung rung:
-ông ơi!
-Hả?
-ông kể chuyện cho cháu nghe đi.
-Cháu đọc đi, cháu lười lắm!
-ông tôi càu nhàu như vừa mới tỉnh ngủ rồi lấy tay dụi mắt.
-Cháu chỉ thích chuyện vui thôi, còn Thánh thi thì lại không thích... Nhưng tôi nghi chính ông tôi cũng thích chuyện vui hơn Thánh thi. ông tôi thuộc hầu hết Thánh thi và giữ lời nguyền tối nào trước khi đi ngủ cũng đọc to một chương như thầy phụ lễ giữ đồ thánh trong nhà thờ đọc sách lễ. Tôi nằn nì vòi và ông tôi, tính nết đã dịu, cuối cùng đành nhượng bộ tôi. Con trai vua Đavit ở nước Ixraen cổ đại, đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại cha để chiếm ngôi.
-Thôi được! Tập Thánh thi còn ở lại với cháu mãi mãi, còn ông thì sắp lên chầu trời rồi... ông tôi tựa vào chiếc ghế bành cũ kỹ, lưng ghế có thêu chỉ tơ, và mỗi lúc một ngả sát vào đó. ông tôi ngẩng đầu, ngước mắt nhìn trần nhà, rồi bắt đầu kể về cụ thân sinh ra ông tôi ngày trước, giọng khe khẽ và trầm ngâm.
-Một hôm, có bọn cướp đến Balakhơna ăn cướp nhà người lái buôn Zaiep. Cụ tổ của ông leo lên gác chuông và kéo chuông cáo động. Nhưng bọn cướp bắt được liền chém chết và ném xác từ gác chuông xuống đất.
-Khi đó ông còn nhỏ lắm và không được chứng kiến cảnh tượng ấy nên không nhớ. ông chỉ bắt đầu nhớ từ hồi quân Pháp đến, tức là từ năm 1812, năm đó ông cũng vừa vặn mười hai tuổi. Khi ấy người ta giải tới Balakhơna khoảng ba chục tên tù binh; tất cả bọn chúng đều gầy còm và nhỏ bé, ăn mặc rách rưới hơn lũ ăn mày. Chúng rét run cầm cập, một vài đứa bị tê cóng không đứng vững nữa. Những người mujich muốn đánh chết họ, nhưng lính đi áp giải không cho phép; đơn vị đồn trú tới bắt những người mujich phải giải tán về nhà. Sau rồi cũng chả sao cả, mọi người quên dần. Bọn Pháp này đều là những người khéo léo và nhanh trí, khá vui tính, thỉnh thoảng còn hát hỏng. Bọn quý phái ở Nijni đi xe tam mã đến xem tù binh. Có người thì chửi mắng, giơ nắm đấm hăm dọa và thậm chí đánh đập nữa, có người lại vui vẻ trò chuyện với chúng bằng tiếng Pháp, cho tiền và đủ thứ quần áo rách để chúng khỏi bị rét cóng. Có một lão quý tộc lại lấy bàn tay che mặt và khóc rưng rức nữa, cuối cùng lão ta nói: "Bônapactơ là tên tướng cướp đã đưa người Pháp đến chỗ khốn cùng!" Cháu xem, lão ta là một người Nga, lại là một nhà quý phái, thế mà lão cũng có lòng tốt, biết thương yêu người nước khác... ông tôi im lặng một lúc, mắt nhắm nghiền tay vuốt tóc, rồi tiếp tục kể, thận trọng hồi tưởng lại quá khứ:
-Mùa đông, bão tuyết rú lên ngoài đường phố, băng giá kẹp chặt lấy những căn nhà gỗ. Đôi lúc bọn người Pháp chạy đến gần cửa sổ nhà ông, tới chỗ bà cụ thân sinh ra ông, vì bà cụ nướng bánh bột mạch để bán. Họ gõ vào cửa kính, vừa nhảy vừa kêu và hỏi mua bánh nóng.
Bà cụ không cho chúng vào nhà, chỉ luồn bánh qua cửa sổ. Thế là chúng vội chộp lấy chiếc bánh nóng nhét vào ngực, áp thẳng vào da, ngay chỗ trái tim. Tại sao họ lại chịu được nóng như vậy, ông cũng không rõ nữa! Nhiều người bị chết rét vì chúng là dân xứ nóng, không quen chịu lạnh. Hai tên ở nhà ông, một tên sĩ quan và một tên lính cần vụ Mirôn, ở trong nhà tắm ngoài vườn. Tên sĩ quan gầy và cao, người chỉ có da bọc xương. Hắn mặc chiếc áo khoác của đàn bà chỉ ngắn tới đầu gối. Hắn rất hiền lành, nhưng nghiện rượu nặng. Mẹ ông nấu và bán rượu lậu nên hắn mua luôn. Khi nào rượu vào hắn hát nghêu ngao. Hắn học được ít tiếng Nga, thỉnh thoảng lại bập bẹ: "Xứ các anh không trắng, nó đen và hung ác!" Hắn nói sai nhiều, nhưng nghe cũng hiểu. Đúng như vậy: miền ngược nước ta khí hậu gay gắt, miền xuôi dọc theo sông Vonga khí hậu có ấm áp hơn, và ở bên kia biển Caxpiên hình như hoàn toàn không có tuyết. Cái đó thì có thể tin được: trong sách Phúc âm, trong sách chép chuyện ký lục và Thánh thi không hề nhắc tới mùa đông, nhắc tới tuyết. Chúa sống ở xứ đó... khi nào đọc xong Thánh thi ông cháu ta sẽ bắt đầu đọc sách Phúc âm. ông tôi lại im lặng như thiu thiu ngủ, suy nghĩ điều gì, liếc mắt nhìn qua cửa sổ, người như nhỏ bé lại và nhọn hoắt.
-ông kể nữa đi,
-tôi khẽ nhắc.
-ừ,
-ông tôi giật mình và bắt đầu nói,
-ông lại kể về bọn người Pháp nhé! Chúng cũng là những con người, không xấu xa gì hơn chúng ta, là những kẻ có tội. Đôi khi chúng gọi mẹ ông là "mađam, mađam",
-có nghĩa là bà quý tộc hay bà quý phái,
-nhưng "bà quý phái" ấy vừa mới vác ở cửa hàng bột về một bao bột nặng năm pút. Sức của bà cụ không phải là sức đàn bà. Năm ông hai mươi tuổi mà bà cụ túm tóc ông dễ như chơi, cháu nên nhớ dạo hai mươi tuổi ông không phải là tay yếu đâu nhé. Tên lính cần vụ Mirôn thích ngựa lắm. Hắn thường đi đến các nhà và ra hiệu xin được tắm rửa cho ngựa! Lúc đầu người ta sợ hắn làm hỏng ngựa, vì hắn là kẻ thù. Nhưng sau này chính những người mujich lại gọi hắn tới: "Lại đây, Mirôn!" Hắn mỉm cười, cúi đầu đi như một con bò đực. Tóc hắn màu hung gần như đỏ, mũi to, môi dày. Hắn khéo chăm sóc ngựa và chữa bệnh cho ngựa rất tài. Sau đó hắn làm nghề chữa bệnh cho ngựa ở đây, ở Nijni, nhưng rồi hắn bị điên và bị đội cứu hỏa đánh chết. Còn tên sĩ quan tới mùa xuân bắt đầu đau yếu và tới ngày lễ thánh Nikôla thì chết một cách âm thầm. Hắn ngồi suy nghĩ ở trong nhà tắm gần cửa sổ và cứ thế mà chết, đầu thò ra ngoài. ông tiếc hắn lắm và khóc trộm vì hắn là một người hiền lành, thường nắm tai ông và nói bằng tiếng Pháp với vẻ rất dịu dàng. ông không hiểu, nhưng rất thích! Sự dịu dàng của con người không thể mua ở chợ được. Hắn bắt đầu dạy ông tiếng Pháp, nhưng mẹ ông cấm và dẫn ông tới chỗ cha cố. Cha cố sai đánh ông và kiện tên sĩ quan. Hồi ấy người ta rất nghiêm khắc cháu ạ. Cháu không phải trải qua cái cảnh ấy. Nhiều người khác đã phải chịu những điều nhục nhã thay cháu, và cháu hãy nhớ lấy điều ấy! Chẳng hạn như ông, ông cũng đã từng chịu đựng như vậy... Trời tối. Trong bóng nhá nhem ông tôi trông to lớn một cách kỳ lạ, mắt sáng quắc như mắt mèo. Khi nói về chuyện người khác ông tôi thường nói khe khẽ, thận trọng, và có vẻ trầm ngâm, nhưng khi nói về mình thì rất hăng, lưu loát và có vẻ ba hoa. Tôi không thích ông tôi nói về bản thân, không thích những câu khuyên bảo vô hồi của ông: "Cháu nhớ lấy! Cháu nhớ lấy điều ấy!" Một trong những cuốn sách được đưa vào Kinh thánh.
Nhiều điều ông tôi kể, tôi đã không muốn nhớ; nhưng dù ông tôi không khuyên bảo đi nữa thì nó vẫn cứ chôn sâu trong ký ức tôi như một cái dằm đau nhói. Không khi nào ông tôi kể chuyện cổ tích cả, chỉ kể toàn những chuyện đã từng trải và tôi nhận thấy ông tôi không thích những câu hỏi; vì vậy tôi kiên tâm hỏi ông:
-Thế thì ai tốt hơn: người Pháp hay người Nga, hở ông?
-ừ, làm sao mà biết được? Vì ông không trông thấy người Pháp họ sống ở nhà họ như thế nào,

Tiếp truyện
mỗi lần click vào đường link này, bạn đã ủng hộ wap 0.0000001$. click vào để ủng hộ wap! Thank
Ten mien ngan gon:hoamaoga.tkThat de nho phai ko?




Danh gia
Có nên yêu không khi tình yêu đang le lói? Có nên nhớ không khi nỗi nhớ loé trong tim? Có nên tin không khi niềm tin đang trỗi dậy? Có nên ghét không khi yêu thương đang tràn trề?
>>>tiamo<<<
Đang đọc : 1 Hôm nay có: 1 bạn đọcLượt đọc: 10141bodem
© 2010-2011 Hoamaoga.mobie.in