Duck hunt
-Nó ở bên kia sang...
-Đứa nào gọi nó sang? Tức thì cả mấy đứa trẻ lặng lẽ bước ra khỏi chiếc xe và đi về nhà, khiến tôi lại nghĩ đến những con ngỗng ngoan ngoãn. Lão già nắm chặt lấy vai tôi và dẫn tôi qua sân ra cổng. Lão làm tôi sợ đến phát khóc, nhưng lão bước dài và nhanh đến nỗi tôi chưa kịp khóc òa lên thì đã ở ngoài đường rồi. Lão già dừng trước cổng, giơ ngón tay dọa tôi và nói:
-Cấm không được đến chỗ tao! Tôi cáu tiết:
-Tôi có thèm đến với lão đâu, đồ quỷ già! Lão giơ cánh tay dài ngoẵng ra và lại tóm được tôi. Lão lôi tôi đi trên hè phố và hỏi tôi một câu làm tôi choáng váng chẳng khác gì bị một nhát búa nện vào đầu:
-ông mày có nhà không? Không may cho tôi là ông tôi lại có nhà. Trông thấy lão già hầm hầm, ông tôi đứng dậy. Đầu ngẩng lên, bộ râu vểnh về phía trước, ông tôi nhìn vào cặp mắt đục và tròn như hai đồng xu của lão già, hấp tấp nói:
-Mẹ nó đi vắng, còn tôi thì bận luôn, thành thử không có ai trông nom nó, xin đại tá tha lỗi cho! Lão đại tá quát ầm cả nhà, rồi lão quay đằng sau trông cứng đờ như một cây gỗ và đi thẳng. Còn tôi thì một lúc sau bị ném ra sân, vào trong chiếc xe của bác Piôt.
-Chú mày lại bị tóm cổ rồi phải không?
-Bác vừa hỏi vừa tháo ngựa ra khỏi xe.
-Tại sao bị đánh? Khi tôi kể chuyện cho bác nghe, bác nổi xung và rít lên:
-Thế mày chơi với cái lũ con nhà quý tộc, lũ rắn non ấy làm gì? Chơi với chúng nó đã thấy sướng chưa! Bây giờ thì mày đi mà nện cho chúng nó một trận, còn chờ gì nữa! Bác ta nói như thế rất lâu. Bực mình vì trận đòn, lúc đầu tôi còn nghe bác với vẻ đồng tình, nhưng bộ mặt nhăn nheo của bác cứ rung rung mỗi lúc trông một khó chịu thêm và làm tôi nhớ lại rằng những đứa trẻ kia cũng sẽ bị đánh và đối với tôi chúng không có tội gì cả.
-Sao tôi lại đánh chúng nó? Chúng nó tốt lắm. Bác chỉ toàn nói láo thôi!
-Tôi nói. Bác nhìn tôi và bất thình lình thét lên:
-Cút khỏi xe tao ngay!
-Đồ ngốc!
-Tôi nhảy xuống đất và hét lên. Bác liền đuổi theo tôi quanh sân, nhưng cứ bắt hụt mãi, vừa chạy bác vừa la, giọng lạc hẳn đi:
-Tao mà là đồ ngốc à? Tao mà nói láo à? Tao phải cho mày... Bà tôi bước ra cửa bếp, tôi liền chạy tới nép vào bà tôi. Còn bác Piôt thì phàn nàn:
-Tôi không thể sống được với cái thằng nhãi ranh này! Tôi nhiều tuổi hơn nó đến năm lần mà nó dám réo cha réo mẹ tôi ra mà chửi, bảo tôi là đồ nói láo... Mỗi khi người ta đặt điều ngay trước mặt tôi, tôi thường sững sờ và trở nên đần độn vì kinh ngạc. Lúc này tôi cũng đờ đẫn cả người. Nhưng bà tôi đã trả lời dứt khoát:
-ối chà, bác Piôt, tự bác đặt điều ra thì có, nó không chửi bác như vậy đâu! Giá phải ông tôi thì ông tôi đã tin lời lão đánh xe rồi. Từ hồi đó trở đi bắt đầu một cuộc chiến tranh âm thầm và gay gắt giữa bác Piôt và tôi: bác ta cố tìm mọi cách giả như vô tình để xô đẩy tôi, lấy dây cương quật tôi, thả chim của tôi ra; một lần bác ta còn đem chim của tôi cho mèo vồ. Bất cứ chuyện gì bác cũng đem mách ông tôi và luôn luôn bịa đặt thêm.
Càng ngày tôi càng cảm thấy rằng bác ta cũng là đồ trẻ con như tôi, chỉ có mặc như ông già mà thôi. Về phía tôi, tôi tìm cách tháo giày gai của bác ta ra, tôi bí mật gỡ và cứa đứt những sợi gai để khi bác ta xỏ chân vào thì chúng đứt tung ra. Một hôm tôi đổ hạt tiêu vào mũi của bác làm cho bác ta hắt hơi hàng giờ liền. Nói chung, tôi cố sức trong phạm vi khả năng của tôi không chịu thua kém bác ta. Vào những ngày lễ, suốt ngày bác ta để ý theo dõi tôi và đã nhiều lần bắt gặp tôi nói chuyện với mấy đứa con lão đại tá là điều tôi đã bị cấm. Thế là bác đi tố cáo với ông tôi.
Tôi vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé kia và quan hệ giữa tôi với chúng càng ngày càng trở nên thích thú. Trong một ngách hẹp giữa bức tường nhà tôi và hàng rào nhà ạpxiannikôp có một cây du, một cây bồ đề và một bụi hương mộc rậm rạp. Nấp sau bụi cây đó tôi khoét một lỗ hổng hình bán nguyệt ở hàng rào. Mấy đứa con lão quý tộc, lần lượt từng đứa hoặc hai đứa một, lại gần, và chúng tôi ngồi xổm hoặc quỳ nói chuyện khe khẽ với nhau. Một đứa trong số ba anh em chúng phải luôn luôn đứng canh để đề phòng lão đại tá bất chợt bắt gặp chúng tôi. Chúng kể cho tôi nghe cuộc sống buồn tẻ của chúng, và những chuyện đó làm tôi rất buồn. Chúng kể cho tôi nghe về những con chim tôi bẫy được đang sống như thế nào và nhiều chuyện trẻ con khác, nhưng tôi nhớ lại thì không bao giờ chúng nói một lời nào về dì ghẻ và bố chúng. Thường thì chúng chỉ đề nghị tôi kể chuyện cổ tích. Tôi kể lại những chuyện mà bà tôi đã kể, và nếu quên chỗ nào thì tôi bảo chúng đợi, rồi chạy về nhà hỏi lại bà tôi. Điều đó thường làm cho bà tôi rất hài lòng. Tôi cũng kể cho chúng nhiều chuyện về bà tôi. Một hôm thằng lớn thở dài và nói:
-Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà mình trước cũng rất tốt... Nó thường nói một cách buồn bã như vậy: ngày trước, trước kia, đã có lúc... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm. Tôi còn nhớ nó có đôi bàn tay nhỏ, những ngón tay thon thon và người nó mảnh dẻ, yếu ớt, cặp mắt nó rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Hai em nó cũng rất đáng yêu, và cũng gây cho tôi một sự tin cậy hoàn toàn. Tôi luôn luôn muốn làm cho chúng vui thích, nhưng tôi ưa thằng lớn hơn cả. Mải nói chuyện, nhiều khi tôi không biết bác Piôt đã đến bên cạnh. Bác ta giải tán chúng tôi bằng một tiếng quát lè nhè:
-Lại... nói chuyện?
Tôi nhận thấy rằng càng ngày bác càng hay có những cơn thẫn thờ ủ rũ. Thậm chí tôi còn đoán biết trước được tâm trạng của bác mỗi khi bác ta đi làm về: thường thường bác mở cổng rất thong thả, bản lề cổng rít lên một tiếng dài vẻ như uể oải, còn nếu bác đánh xe có điều gì bực bội thì bản lề rít lên ngắn ngủi, nghe như một tiếng kêu đau đớn. Từ ngày đứa cháu câm của bác ta về nhà quê lấy vợ, bác Piôt sống một mình ở trên chuồng ngựa. Trong căn gác thấp với chiếc cửa sổ bé tí tẹo, sực mùi da mốc, mùi hắc ín, mùi mồ hôi và thuốc lá, vì thế không khi nào tôi vào chỗ ở của bác cả. Bác lại để đèn khi đi ngủ, khiến ông tôi rất không bằng lòng:
-Coi chừng, không khéo bác thiêu cả tôi đi đấy, bác Piôt!
-Không đâu, cụ cứ yên trí! Ban đêm bao giờ tôi cũng để ngọn đèn vào trong bát nước,
-bác ta trả lời, mắt nhìn lảng đi chỗ khác. Nói chung bây giờ bác ta không nhìn thẳng vào mặt ai nữa. Đã từ lâu bác không tham dự những buổi tối uống trà của bà tôi nữa. Bác cũng không thết mứt mọi người nữa, mặt bác khô héo lại, những nếp nhăn hằn sâu hơn, bác đi lảo đảo, hai chân kéo lê như một người ốm. Có lần, vào một buổi sáng trong tuần, tôi đang cùng với ông tôi dọn sân, vì đêm trước tuyết rơi rất nhiều, bỗng thấy then cổng kêu lạch cạch rất lạ và một viên cảnh sát bước vào trong sân. Y lấy lưng đóng cổng lại và giơ ngón tay màu xám béo múp vẫy ông tôi. ông tôi bước tới, viên cảnh sát cúi về phía ông tôi, tưởng chừng như cái mũi to tướng của y bổ vào trán ông tôi. Y bắt đầu nói cái gì nghe không rõ, còn ông tôi thì hấp tấp trả lời:
-Vâng, ở đây! Bao giờ? Trời, để tôi nhớ lại xem nào... Bỗng ông tôi giật nẩy mình nom đến buồn cười và kêu lớn:
-Trời ơi, thật thế ư?
-Khẽ chứ,
-viên cảnh sát nói giọng nghiêm nghị. ông tôi quay lại phía sau và trông thấy tôi.
-Nhặt lấy xẻng rồi đi vào trong nhà. Tôi nấp vào sau một góc nhà thấy ông tôi và viên cảnh sát đi lên buồng bác đánh xe. Viên cảnh sát tháo chiếc găng ở tay phải ra, đập vào lòng bàn tay trái và nói:
-Hắn biết trước nên đã bỏ ngựa và biến mất rồi... Tôi chạy vào bếp kể lại cho bà tôi tất cả những gì tôi vừa trông vừa nghe thấy. Bà tôi đang nhào bột trong thùng để làm bánh, đầu đầy bụi lắc la lắc lư. Sau khi nghe tôi kể bà tôi điềm tĩnh nói:
-Chắc là ăn cắp cái gì... Đi chơi đi, việc gì đến mày! Tôi lại vội trở ra sân, và thấy ông tôi đang đứng gần cái cổng nhỏ. ông tôi bỏ mũ, ngửa mặt lên trời và làm dấu. Nét mặt ông tôi đầy vẻ bực tức, một chân run run.
-Tao đã bảo mày đi vào kia mà!
-ông tôi quát và giậm chân xuống đất. Rồi ông tôi bước theo tôi, đi vào bếp và gọi bà tôi:
-Bà nó ơi, lại đây! Hai người đi sang phòng bên và thì thầm ở trong đó rất lâu. Khi bà tôi trở vào bếp, tôi biết chắc có chuyện gì ghê gớm đã xảy ra.
-Bà sợ à?
-Im đi, nghe không?
-Bà tôi khe khẽ đáp lại. Suốt ngày trong nhà có không khí khó chịu, sợ hãi. ông tôi và bà tôi nhìn nhau lo lắng, nói năng thì thầm: những lời nói cộc lốc và khó hiểu của ông bà tôi khiến cho nỗi lo của tôi càng tăng thêm.
-Bà nó hãy đi thắp tất cả đèn trước tượng thánh lên!
-ông tôi húng hắng ho, ra lệnh. Bữa ăn trưa mọi người ăn vội vàng và miễn cưỡng, như thể đang chờ đợi ai. ông tôi phồng má có vẻ mệt nhọc và càu nhàu:
-Quỷ sứ quả là mạnh hơn người thật!... Nó có vẻ ngoan đạo lắm, nó đi nhà thờ... Và rồi thì thế đấy... Hừ! Bà tôi thở dài. Cái ngày mùa đông u uất ấy chìm đắm trong một màu sương mù đục và bàng bạc hầu như kéo dài mãi không dứt. Không khí trong nhà mỗi lúc một trở nên lo âu và nặng nề hơn. Buổi tối một viên cảnh sát khác lại đến, người to béo, tóc màu hung. Hắn ngồi trên chiếc ghế dài ở trong bếp và lim dim ngủ, miệng thở khò khè, đầu chốc chốc lại chúi xuống. Khi bà tôi hỏi hắn: "Làm thế nào mà biết được chuyện đó, hở bác?"
-hắn đận đà mãi mới trả lời, giọng khàn khàn:
-Cái gì chúng tôi cũng biết hết, cụ không lo! Tôi còn nhớ lúc ấy tôi ngồi cạnh cửa sổ, ngậm trong miệng một đồng xu cổ cho nóng lên để tìm cách in lên lớp băng bám trên cửa kính hình thánh Jorjơ đâm con rồng. Bỗng phòng ngoài có tiếng ồn ào, cánh cửa mở tung và mụ Pêtrôpna hiện ra trên ngưỡng cửa, mồm kêu the thé:
-Này, ra mà xem, đằng sau nhà bác có cái gì ấy! Nhìn thấy viên cảnh sát, mụ định bỏ chạy, nhưng lão cảnh sát đã nắm được váy mụ ta và cũng hốt hoảng kêu ầm lên:
-Đứng lại, mụ là ai? Mụ bảo ra mà xem cái gì? Vấp phải bậc cửa, mụ Pêtrôpna ngã khuỵu xuống đất và kêu ầm lên, tiếng đứt quãng, giọng nghẹn ngào đầy nước mắt:
-Tôi đi vắt sữa bò, bỗng tôi thấy có cái gì ở trong vườn nhà Kasirin. Tôi nghĩ bụng: cái gì thế kia, có vẻ như một chiếc ủng thì phải? Đến lượt ông tôi cũng gào lên, giậm chân như điên dại:
-Nói láo, mụ đần độn kia! Mụ làm thế nào mà thấy được có gì ở trong vườn nhà tao, hàng rào thì Một loại tiền bằng đồng trị giá hai kôpêch, một mặt có khắc hình Thánh Jorjơ cưỡi ngựa cầm giáo đâm con rồng. cao, khe hở không có, chỉ nói láo! ở đây không có gì hết!
-Cha mẹ ôi!
-Mụ Pêtrôpna khóc nức nở, một tay chìa về phía ông tôi, tay kia ôm lấy đầu.
-Phải rồi, tôi nói láo đấy! Tôi đang đi về phía hàng rào nhà bác thì thấy có những vết chân ở một chỗ tuyết bị giẫm lún be bét, tôi bèn nhìn qua hàng rào thì thấy hắn ta nằm...
-Ai... i...? Những tiếng kêu hỗn loạn của mọi người kéo dài rất lâu tưởng như không bao giờ chấm dứt. Nhưng bỗng như phát điên, mọi người chen nhau ra khỏi bếp và chạy ra vườn. Tại đây, bác Piôt nằm trong một cái hố phủ một lớp tuyết xốp, lưng dựa vào một thanh gỗ cháy dở, đầu gục xuống ngực. Phía dưới tai bên phải bác ta có một vết rạch dài sâu hoắm, đỏ như một cái miệng; từ đó lòi ra những mảnh thịt tim tím như những cái răng. Tôi sợ quá, nhắm mắt lại và qua hai hàng lông mi tôi nhìn thấy trên đầu gối bác Piôt có con dao cắt da mà tôi đã quen thuộc, và cạnh đó những ngón tay đen sì, co quắp của bàn tay phải. Cánh tay trái vật sang một bên và ngập trong tuyết. Tuyết bên dưới cái xác đã tan hết, thân hình bé nhỏ của bác đánh xe thuê lún sâu trong đống tuyết trắng mịn và trông càng giống một đứa trẻ con. Phía bên phải bác, một hình màu đỏ kỳ dị loang trên mặt tuyết trông như hình một con chim; phía bên trái, tuyết còn nguyên chưa bị động đến, mặt tuyết phẳng lì và sáng chói. Đầu bác ta cúi xuống vẻ ngoan ngoãn, cằm gập vào ngực khiến cho bộ râu rậm và xoăn xòe ra, một chiếc thánh giá lớn bằng đồng nằm giữa những dòng máu đỏ đã đông lại trên bộ ngực để trần. Đầu tôi nặng trình trịch. Tiếng nói ồn ào làm tôi chóng mặt. Mụ Pêtrôpna không ngớt mồm kêu la; viên cảnh sát cũng quát tháo và sai anh Valây đi đâu không rõ. ông tôi thì gào lên:
-Không được giẫm mất dấu! Nhưng bỗng ông tôi cau mặt lại, nhìn xuống đất và nói to với viên cảnh sát, giọng hách dịch:
-Làm gì mà cứ kêu ầm ĩ lên thế, cái nhà bác này! Đây là sự trừng phạt của Chúa, đây là bàn tay của Chúa, vậy mà bác cứ giở mãi những câu ngu xuẩn ấy ra... Chao ôi, lũ chúng bay... y... y thật là... Lập tức mọi người đều im lặng, tất cả đều nhìn vào người chết, thở dài và làm dấu. Có nhiều người từ ngoài sân chạy vào trong vườn, họ leo qua hàng rào từ phía nhà mụ Pêtrôpna sang bị ngã, họ càu nhàu. Những việc đó đều xảy ra trong yên lặng cho đến lúc ông tôi nhìn xung quanh và kêu lên với vẻ thất vọng:
-Bà con láng giềng ơi, làm gãy hết phúc bồn tử của tôi rồi! Không biết xấu hổ à!
Bà tôi nắm lấy tay tôi và dắt tôi vào nhà, vừa đi vừa khóc thút thít...
-Bác ấy làm sao thế?
-Tôi hỏi. Bà tôi trả lời:
-Mày không trông thấy hay sao? Suốt buổi tối cho đến khuya, ở dưới bếp và trong căn phòng bên cạnh lúc nào cũng có đông người lạ tụ tập, la hét. Cảnh sát ra lệnh; còn một người trông giống như thầy phụ lễ thì hí hoáy viết và hỏi mọi người, giọng nghe chẳng khác gì tiếng vịt kêu:
-Sao? Sao? Bà tôi mời mọi người uống nước trà ở trong bếp. Một người béo tròn, mặt rỗ, có ria mép dài ngồi vào bàn và kể lại, giọng nói rin rít:
-Tên thật của hắn là gì không ai rõ, chỉ biết hắn là người quê ở Elatma. Còn thằng câm thực ra chẳng câm gì hết, nó đã thú nhận cả rồi. Thằng thứ ba cũng nhận rồi, ở đây còn có thằng thứ ba nữa. Chúng đi ăn trộm các nhà thờ đã từ lâu lắm rồi, đó là nghề chuyên môn của chúng...
-Trời ơi!
-Mụ Pêtrôpna thở dài, mặt mũi đỏ bừng và đầm đìa mồ hôi. Tôi nằm trên nóc lò sưởi và nhìn xuống, tôi có cảm tưởng hình như tất cả mọi người đều lùn, to béo và đáng sợ...

Tiếp theo
mỗi lần click vào đường link này, bạn đã ủng hộ wap 0.0000001$. click vào để ủng hộ wap! Thank
Ten mien ngan gon:hoamaoga.tkThat de nho phai ko?




Danh gia
Có nên yêu không khi tình yêu đang le lói? Có nên nhớ không khi nỗi nhớ loé trong tim? Có nên tin không khi niềm tin đang trỗi dậy? Có nên ghét không khi yêu thương đang tràn trề?
>>>tiamo<<<
Đang đọc : 1 Hôm nay có: 1 bạn đọcLượt đọc: 10143bodem
© 2010-2011 Hoamaoga.mobie.in