Tôi đứng trước cây Magnolien mà chẳng thấy sung sướng
một chút nào. Tôi gẩy đàn ghi ta và liếc trộm chiếc mũ của mình
nằm trên mặt đất. Chẳng được bao nhiêu tiền. Quả thật không
được bao nhiêu.
Thị trấn này không quá dăm chục người và họ giàu có gì cho
cam. Chỉ khi có xe buýt may ra mới kiếm được một vài đôla. Khách
du lịch nhiều tiền mà. Họ sẵn sàng quẳng một vài xu cho đứa con
gái tội nghiệp này. Đến khi họ biết chuyện thì cái cây Magnolien
đã bị chết. Những ngón tay của tôi vẫn lướt trên phím đàn, tôi khe
khẽ hát rất cảm động "Bài ca về cô Hardtbristle".
Có người đến! Một chàng trai chạy vội qua đường. Anh ta đi
thẳng tới chỗ tôi. Anh ta buộc tóc như đuôi ngựa, vòng quanh trán
là một giải băng. Trông anh không có vẻ người giàu có, chắc không
có nổi xu trong túi. Nhưng dù sao tôi vẫn tiếp tục gảy đàn. Anh
cho tay vào túi. Biết đâu anh lấy đồng đôla cho tôi thì sao!
Chàng thanh niên lôi trong túi ra chiếc ác mô ni ca.
Tôi cảm thấy tim nhói đau. Không có tiền. Chẳng có nổi một
xu. Chỉ có chiếc kèn ác mô ni ca. Tôi dừng chơi, thở dài và ngồi
xuống gốc cây. Anh chàng tóc đuôi ngựa mỉm cười với tôi. Anh nói:
- Anh biết câu chuyện này, anh biết em đã làm gì.
Tại sao anh ấy lại biết chuyện này? Tôi không hề kể với ai
kia mà.
Tôi cúi gục đầu vì xấu hổ. Tôi nghĩ tới câu chuyện xảy ra
cách đây bảy năm.
Cô Hardbristle khịt khịt mũi ngửi. Cô bảo:
- Nhanh lên, chúng ta phải đi khỏi nơi này.
Hồi ấy tôi mới tuổi. Nhưng tôi không thể quên được những
gì đã xảy ra. Hôm đó tôi cùng đi với cô Hardbristle và nhóm các
bạn nữ trong đội Hướng đạo. Cô Hardbristle nhìn chúng tôi rồi nói
với chồng:
- Ông ơi, cháy rừng! Chúng ta phải đi ngay về thành phố.
Ông Hardbristle đi cùng để "quản lý" chúng tôi. Nhưng nói
thế khác gì nói đùa. Ông đi lom khom, hơi gù và yếu đuối, gần như
không theo kịp chúng tôi. Ông già hơn cô Hardbristle nhiều. Khi
làn gió nóng từ cánh rừng đang cháy thổi tới, một vài đứa con gái
khóc thút thít.
Mặc dù còn bé nhưng bọn tôi đã có thể hiểu rằng không lâu
nữa ngọn lửa tàn nhẫn, độc ác sẽ tràn qua nơi này. Chúng tôi vội
vã lên đường. Ông Hardbristle nói rất to:
- Cứ mặc tôi ở đây. Cô hãy đưa bọn trẻ tới nơi an toàn!
Ông đi sau chúng tôi, thở nặng nhọc như kéo bễ. Bà vợ ông
nói:
- Vớ vẩn! - Cô vắt tay ông qua vai và kéo đi xềnh xệch như
kéo một cái bao tải.
Cô Hardbristle là một phụ nữ kiên nghị và mạnh mẽ. Cành
cây gẫy dưới bàn chân chúng tôi. Mặt trời nóng bỏng chiếu vào
lưng chúng tôi. Một con chuột túi hốt hoảng chạy băng qua chỗ
chúng tôi tuyệt vọng tìm đường thoát thân. Chẳng mấy chốc cả
vùng đặc quánh khói. Chúng tôi ho sặc sụa và kêu khóc ầm ĩ. Cô
Hardbristle thở hổn hển, ra lệnh:
- Nhanh lên các em, chạy nhanh lên.
Sức cô cũng đuối dần. Việc cô phải kéo xềnh xệch ông chồng
già quả quá sức của cô. Cô lại nói:
- Các em, cố lên, chớ có dừng lại.
Chúng tôi vâng lời cô. Cuối cùng chúng tôi cũng lảo đảo vượt
qua rừng chạy được tới thị trấn. Tuy là thị trấn song ở đây không
có quá sáu cửa hàng, một quán giải khát và dăm bảy ngôi nhà. Tôi
hy vọng cha tôi sẽ mang ô tô tới đón tôi ở đây. Nhưng đường phố
đầy bụi bậm, không một bóng người, không một chiếc xe. Cô
Hardbristle từ từ đặt ông chồng ngồi xuống một chỗ râm mát. Cô
nói:
- Ngọn lửa sẽ nuốt gọn thị trấn này mất thôi. Nào, các em,
hãy đi đến vành đai xanh.
ở giữa đường có một bãi cỏ hẹp, trên bãi có dăm ba cái bàn
gỗ. Cô Hardbristle chạy bổ vào một cửa hàng, khi ra cô mang theo
một cái xẻng và một cái chăn khá to. Cô chẳng nói chẳng rằng vội
vàng đào một cái hố. Ông chồng tìm cách giúp vợ một tay, nhưng
ông yếu quá nên chẳng làm được gì. Khói đen cuộn lên ngùn ngụt.
Chúng tôi nghe thấy tiếng lửa réo, tiếng cành cây gẫy răng rắc
trong rừng bao xung quanh thị trấn. Khói đen che cả mặt trời, mặt
mày chúng tôi nhem nhuốc, nước mắt chảy thành dòng. Cô
Hardbristle vẫn mải mê đào, cô đào, đào mãi. Cái hố mỗi lúc một
sâu hơn, mồ hôi ướt đẫm trán cô. Quần áo cô bám khói đen và đầy
đất cát. Không khí nóng hừng hực phả vào mặt chúng tôi. Bỗng
lửa trùm lên chúng tôi. Cửa hàng nổ tung như một trái bom. Ngọn
lửa phừng phừng liếm những bức tường. Cô Hardbristle buông
xẻng, cô không đào nữa và ra lệnh:
- Các em, nhảy xuống hố!
Cô đỡ ông chồng già xuống hố. Cùng với các bạn khác tôi
cũng nhảy xuống. Ngay sau đó chúng tôi thấy cái chăn ướt phủ
trên đầu và tất cả trở nên tối om. Cô Hardbristle đã hắt nước lên
tấm chăn. Ông Hardbristle tội nghiệp lo sợ cho tính mạng của vợ.
Ông gào lên:
- Xuống đi, cô cũng phải xuống đi.
Ông còn nghe thấy tiếng của cô:
- Ông không cần phải lo cho tôi, tôi sẽ không việc gì đâu. Ông
hãy lo cho bọn trẻ.
Lửa cháy phần phật, cuốn ào ào qua chỗ chúng tôi. Khói làm
chúng tôi nghẹt thở, dường như chúng tôi chảy tan ra trong ngọn
lửa hừng hực ở trên đầu. Nhưng chúng tôi đã may mắn thoát chết.
Khi chúng tôi chui ra khỏi hầm thì thị trấn biến mất tăm. Không
còn một ngôi nhà nào. Khói đang tỏa ra từ những cây cột, nhà đã
cháy thành than. Đây đó vài ba thanh sắt cong queo nằm trên mặt
đất. Chúng tôi tìm thấy cô Hardbristle nằm sóng soài ngay cạnh
miệng hố. Cô không bị thiêu cháy nhưng chết vì ngạt thở. Cô đã
cứu tất cả chúng tôi và hy sinh bản thân mình. Ông Hardbristle
quỳ xuống bên cạnh thân thể bất động của người vợ, nước mắt ông
đầm đìa làm ướt cả chòm râu. Vai ông rung lên bần bật, ông không
thốt nên lời trước nỗi đau vò xé tâm can. Cô Hardbristle quả là
một người anh hùng. Cô đã hy sinh tính mạng của mình cứu
chúng tôi thoát khỏi ngọn lửa hung ác. Bố mẹ chúng tôi rất biết ơn
cô và nguyền suốt đời không quên công ơn cô.
Thị trấn được xây dựng lại. Để tưởng nhớ đến người phụ nữ
dũng cảm, cha mẹ chúng tôi đã trồng một cây Magnolien nhỏ bé ở
ngay cái hố mà chúng tôi đã ẩn náu. Ông Hardbristle đau khổ,
tuyệt vọng, ông luôn cho rằng ông có lỗi. Ông nói:
- Tôi thì nấp trong hố để cho vợ chết. Tôi là đồ vô tích sự.
Tất nhiên ông không phải là người vô tích sự. Ông đã già và
yếu. Vả lại có ai khẳng định người chồng phải can đảm hơn người
vợ đâu? Tại sao người vợ lại không làm được những chuyện như
thế kia chứ? Cho dù mọi người khuyên can đến đâu, ông cũng
không thể yên lòng.
Dân phố đã làm cho ông một căn nhà nhỏ và ông không bao
giờ rời ngôi nhà đó. Suốt ngày ông ngồi trên ghế xích đu đặt ngoài
hiên và nhìn chằm chằm cây Magnolien. Hồi ấy, tuy còn bé nhưng
tôi đã nói với ông cái điều mà tôi đã nghe mẹ tôi nói với bố tôi:
- Bác đừng buồn khổ như vậy nữa. Bác gái hẳn mong rằng
bác được sống hạnh phúc, sung sướng
Ông gật gù một lúc lâu rồi thủng thẳng nói:
- Chỉ khi nào cây Magnolien trổ hoa thì bác mới tin rằng bác
gái đã tha thứ cho bác, chỉ đến lúc đó bác mới có thể yên lòng và
sung sướng được.
Tôi chạy về nhà kể cho mẹ những điều bác Hardbristle đã
nói. Mẹ mỉm cười buồn bã. Mẹ bảo:
- Đến lúc cây Magnolien ra hoa, nhiều khi phải mất năm.
Chỉ sợ rằng ông ấy không sống được đến lúc đó.
Song mẹ tôi đã nhầm. Bảy năm trôi qua. Cây Magnolien
chưa trổ bông nhưng ông Hardbristle vẫn ngồi đợi chờ. Cái cây
phát triển rất nhanh, cành lá xum xê, tươi tốt. Thấm thoát tôi đã
tuổi và đã thuộc diện lớp lớn trong đội Hướng đạo. Hơn ai hết
tôi mong ước cây sớm trổ hoa. Tôi cầu mong làm sao để bác
Hardbristle không còn bị mặc cảm tội lỗi. Nếu cô Hardbristle biết
được rằng bác trai ân hận như vậy, thể nào cô cũng mỉm cười với
bác. Vì vậy, vào mùa khô nóng, tôi xách nước tưới cây. Cái xô bé
quá nên tôi chứa nước vào can nhựa. Can này trước kia đựng một
loại bột gì đó, hình như là phân hóa học. Tôi mang nước tới chỗ
cây. Bột hóa chất nổi lềnh bềnh ở trên. Tôi cẩn thận tưới nước vào
rễ cây. Ông Hardbristle vẫn ngồi gật gù trên ghế xích đu, ông lim
dim nhìn tôi làm mà không nói một lời. Sáng hôm sau, cây
Magnolien bị chết, lá héo ủ rũ. Bố tôi nói:
- Lạ thật, làm sao cái cây ấy có thể chết được?
Ông lấy tay quệt một tí bột trắng. Ông kêu lên
- Ai lại rắc hóa chất diệt cây trồng thế này không biết?
Tôi có cảm giác đất dưới chân sụp lở. Tôi cứ nghĩ hóa chất
trong thùng là phân bón. Tôi, chính tôi đã giết chết cây Magnolien.
Tôi nhìn sang chỗ bác Hardbristle vẫn thường ngồi hàng ngày
nhưng chỉ thấy cái ghế trống không. Bác ấy bị ốm, phải nằm trên
giường. Bác ấy sẽ không bao giờ còn thấy cây Magnolien nở hoa.
Giờ đây có hai người ăn năn, ân hận đó là bác Hardbristle và tôi.
Ngoài bác ấy ra không ai biết tôi đã làm gì. Còn tôi thì không
muốn thú nhận. Tôi thấy kinh khủng quá. Tôi mong cũng được ốm
liệt giường, tôi sẽ trùm kín chăn và không bao giờ đi ra ngoài, y
như bác Hardbristle vậy.
Không. Tôi phải sửa chữa sai lầm của mình. Tôi quyết kiếm
tiền để mua một cây Magnolien khác, một cây trưởng thành. Biết
đâu tôi có thể mua được cây đang trổ hoa cũng nên. Và lúc đó bác
Hardbristle sẽ vui sướng. Mẹ bảo tôi:
- Giá một cây Magnolien lớn trồng trong bồn là đôla,
song tất nhiên không phải là cây kia.
Tôi không thể tưởng tượng giá một cái cây lại lên tới
đôla. Tôi không có lấy một đồng, một xu cũng không. Thế là tôi
cầm cây đàn ghi ta, ngả mũ trên mặt đất và ngồi bên cây
Magnolien gảy đàn.
Anh chàng tóc đuôi ngựa mỉm cười với tôi rất lạ lùng. Anh
chìa cho tôi cái kèn ácmônica đã bị móp vài chỗ và nói:
- Em cầm lấy, may ra nó có thể giúp em.
Tôi đưa mắt nhìn cái kèn méo mó, nhún vai nói:
- Em không biết thổi kèn, chỉ biết chơi ghi ta. Cây đàn ghi ta
này bố tôi tặng, tôi sẽ không bao giờ rời bỏ nó.
Anh ngậm kèn và thổi. Tiếng nhạc mới du dương, sôi nổi làm
sao. Tiếng nhạc bỗng vút lên rồi từ từ lắng đọng. Nó réo rắt trong
tai tôi như một bầy chim hót líu lo. Tôi nghe thấy suối chảy róc
rách, gió thổi rì rào trong rừng cây bạch đàn. Tôi như cảm thấy vị
ngọt của mật ong trên những lát bánh mì mới ra lò. Nước mắt tôi
trào ra. Bỗng muôn ngàn tia sáng mặt trời chiếu qua đám mây tỏa
hào quang rực rỡ. Tôi nhận chiếc kèn từ tay anh. Anh dặn:
- Em hãy chơi theo làn điệu của mình chứ không phải của
người khác. Em có làn điệu của em, hãy chơi làn điệu đó.
Nụ cười của anh như thấm vào tâm hồn tôi. Anh nói:
- Trưa mai, giờ anh sẽ tới nhận lại.
Tôi vội nói: